Check-in vườn dâu tây Mộc Châu lớn nhất Việt Nam

Với diện tích rộng 6 héc ta nằm giữa núi tỉnh Sơn La, vườn dâu tây Mộc Châu cho thu hoạch khoảng 50 tấn quả trong năm 2018, doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Vườn dâu tây Mộc Châu nằm dưới chân những ngọn núi nhấp nhô ở Bản Áng 2, thuộc xã Đông Sang, thị trấn Mộc Châu, Sơn La. Trang trại này trồng được 2 loại giống Hàn Quốc và Nhật. Trước kia vùng đất này được cho là đất xấu, chỉ toàn cỏ dại mọc xen lẫn đá, khó phát triển nông nghiệp. Nhưng với diện tích rộng 6ha, cộng với điều kiện khí hậu mát mẻ, rất thích hợp để trồng dâu tây. Chủ trang trại đã

Với diện tích rộng 6 héc ta nằm giữa núi tỉnh Sơn La, vườn dâu tây Mộc Châu cho thu hoạch khoảng 50 tấn quả trong năm 2018, doanh thu khoảng 10 tỷ đồng.

Vườn dâu tây Mộc Châu nằm dưới chân những ngọn núi nhấp nhô ở Bản Áng 2, thuộc xã Đông Sang, thị trấn Mộc Châu, Sơn La. Trang trại này trồng được 2 loại giống Hàn Quốc và Nhật.

Trước kia vùng đất này được cho là đất xấu, chỉ toàn cỏ dại mọc xen lẫn đá, khó phát triển nông nghiệp. Nhưng với diện tích rộng 6ha, cộng với điều kiện khí hậu mát mẻ, rất thích hợp để trồng dâu tây.

Chủ trang trại đã thực hiện nhiều phương thức cải tạo lại đất đai, và trồng dâu theo hình thức thủy canh và trồng dâu trên đất.

Công việc hàng ngày của công nhân ở trang trại là tỉa lá, loại bỏ quả nhỏ để nuôi quả lớn, bắt sâu, nhổ cỏ và bón phân cho từng gốc.

Cây dâu được trong trong nhà mái kính, xung quanh là các tấm ni lông, với hệ thống tưới tiêu được thiết kế để chống ngập úng vào mùa mưa.

Các công nhân cho hay nhện đỏ, bọ trĩ, sâu đen, sâu xanh, sâu cuốn lá… là những loài gây hại cho cây.

“Nếu số lượng gây hại nhiều phải dùng đến thuốc sinh học hoặc thảo mộc để trị. Tuy nhiên, khi cây đã có hoa, có quả thì hàng ngày chúng tôi dùng tay bắt trực tiếp”, một công nhân cho hay.

Cây được bón bằng các loại phân hữu cơ, vi sinh, tưới hàng ngày tạo độ ẩm vừa phải. Quá trình phát triển cây chia thành ba giai đoạn: Trước khi nở hoa, có hoa và ra quả.

Khi dâu trưởng thành, cần một lượng dinh dưỡng lớn bởi sau đó dâu liên tục ra hoa, quả.

Dâu thường chín vào tháng 11 sau 3 tháng trồng và thu hoạch liên tục trong 4 tháng.

Vườn dâu tây Mộc Châu này được trồng theo quy trình sản xuất VietGap (trồng sạch không phun thuốc), một phần phục vụ du khách ăn tại chỗ, phần còn lại bán cho các chuỗi siêu thị, phân phối thực phẩm sạch.

“Đây là trang trại dâu tây lớn nhất Việt Nam, dự kiến năm 2018 cho thu hoạch khoảng 50 tấn dâu, tương đương 10 tỷ đồng”, ông Vũ Văn Lực, chủ trang trại cho biết.

Chủ trang trại vườn dâu tây Mộc Châu áp dụng mô hình trồng dâu kết hợp tham quan du lịch. Du khách đến đây có thể tự tay trải nghiệm hái dâu tây. Thời gian đông du khách thường vào cuối năm và ngoài Tết âm lịch.

Khách du lịch hái dâu và đóng hộp mang về.

Từ đầu năm đến nay, trang trại vườn dâu tây Mộc Châu đã đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan.

Có thể bạn muốn xem