Câu hỏi giúp bạn "thể hiện mình" khi đối diện với nhà tuyển dụng

Câu hỏi giúp bạn "thể hiện mình" khi đối diện với nhà tuyển dụng 1. Đưa ra các câu hỏi mở Với những câu hỏi đóng, câu trả lời mà bạn nhận được chỉ đơn giản là “Không” hoặc “Có”. Câu hỏi đóng thường ở dạng nghi vấn. Các câu hỏi mở thì ngược lại, là những câu hỏi “Như thế nào?”, “Khi nào?”, hoặc “Ai?”... Các câu hỏi mở thường tạo cơ hội xây dựng một cuộc đàm thoại trong đó thông tin được trao đổi nhiều hơn. “Tại sao?” cũng là một từ để bắt đầu một câu hỏi mở, nhưng các câu hỏi dạng này thường dẫn đến những khó khăn trong cuộc phỏng vấn. Hãy tham khảo quy tắc số 8 sẽ được trình bày bên dưới. 2. Hãy hỏi một cách ngắn gọn Ứng viên không nên tạo thêm rắc rối bằng việc trình bày một câu hỏi dài dòng và phức tạp. Câu hỏi đó chỉ kiến nhà...

1. Đưa ra các câu hỏi mở

Với những câu hỏi đóng, câu trả lời mà bạn nhận được chỉ đơn giản là “Không” hoặc “Có”. Câu hỏi đóng thường ở dạng nghi vấn. Các câu hỏi mở thì ngược lại, là những câu hỏi “Như thế nào?”, “Khi nào?”, hoặc “Ai?”... Các câu hỏi mở thường tạo cơ hội xây dựng một cuộc đàm thoại trong đó thông tin được trao đổi nhiều hơn.

“Tại sao?” cũng là một từ để bắt đầu một câu hỏi mở, nhưng các câu hỏi dạng này thường dẫn đến những khó khăn trong cuộc phỏng vấn. Hãy tham khảo quy tắc số 8 sẽ được trình bày bên dưới.

2. Hãy hỏi một cách ngắn gọn

Ứng viên không nên tạo thêm rắc rối bằng việc trình bày một câu hỏi dài dòng và phức tạp. Câu hỏi đó chỉ kiến nhà tuyển dụng nhầm lẫn, dẫn tới phản ứng của họ là: “Xin lỗi, tôi không hiểu câu hỏi của anh”. Như vậy, kinh nghiệm là hãy hạn chế câu nói bằng cách chỉ nhắm vào một mục tiêu duy nhất.

Chúng ta sẽ không thể trông chờ một nhà tuyển dụng nào đưa ra được câu trả lời cho một câu hỏi phức tạp đến thế. Nếu bạn thực sự nghĩ cuộc đối thoại về những vấn đề đó nằm trong mối quan tâm của mình thì trước hết hãy đề cập mối quan tâm nào quan trọng nhất, sau đó chia nhỏ câu hỏi thành những câu hỏi nhỏ khác nhau.

Câu hỏi giúp bạn "thể hiện mình" khi đối diện với nhà tuyển dụng

3. Đừng ngắt lời

Hãy chờ cho đến khi nhà tuyển dụng đặt xong câu hỏi. Nói cách khác, hãy biết cách lắng nghe. Một số ứng viên thường thể hiện tính thiếu kiên nhẫn của họ bằng cách “nhảy vào” “chặn họng” nhà tuyển dụng khi đang nói. Đôi khi, hành động đó xuất phát từ mong muốn thể hiện mình và tỏ ra mình đã hiểu rồi.

  • Cách giúp bạn chinh phục sếp trong buổi phỏng vấn trực diện

Đừng bao giờ làm như vậy. Việc bạn thể hiện sự láu táu của mình thường gây ảnh hưởng rất xấu. Để hạn chế xu hướng thích chen ngang, ngắt lời, hãy đảm bảo rằng nhà tuyển dụng đã thực sự hỏi xong. Sẽ rất tốt nếu bạn giữ ba giây yên lặng trước khi đưa ra câu trả lời. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng thời gian đó để nghĩ về những gì mình sẽ nói.

4. Cố gắng được nhận câu trả lời “Có”

Mục tiêu của bạn trong cuộc phỏng vấn việc làm cũng phải là kết thúc bằng một lời khẳng định. Thực tế, khi bạn càng làm cho người đối diện đưa ra được càng nhiều câu trả lời “có” (hoặc từ “được”) và những câu nói tán thành thì bạn càng ở vị thế thuận lợi. Lý do là: mọi người, trong đó có cả những nhà tuyển dụng, đều thích tán thành hơn là phản đối. Và ngược lại, hiển nhiên, rất ít người thích nghe những câu nói “không”. Chẳng ai muốn tranh cãi cả và cách tốt nhất để tránh điều đó là nói “có” (“được”, “đồng ý”...).

5. Sử dụng ngôn từ chung

Bạn hãy nhìn lại đoạn hội thoại trên. Bạn có chú ý thấy ứng viên đã khéo léo chuyển từ cách xưng hô “các ông” sang “chúng ta”? Những từ như “chúng ta” hoặc “của chúng ta” là rất tế nhị, giúp đem lại ấn tượng như thể ứng viên đã là một thành viên trong công ty rồi. Khi nhà tuyển dụng càng cảm thấy thoải mái với cách nói đó thì ứng viên càng có nhiều cơ hội hơn. Và sẽ rất dễ dàng để nhà tuyển dụng đưa ra lời đề nghị cộng tác với ứng viên đó bởi vì họ cảm nhận được từ ứng viên cái cảm giác “chúng ta” một cách hòa đồng.

Tuy vậy, cách nói này có một rủi ro là thể hiện tính tự tin quá mức của ứng viên. Vì thế, sự khéo léo trong cách đặt vấn đề là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhìn chung, về cuối cuộc phỏng vấn, cách nói như vậy mới đạt được hiệu quả cao nhất bởi vì khi đó nhà tuyển dụng đã đánh giá được những gì là quan trọng trong mối quan tâm của bạn.

Câu hỏi giúp bạn "thể hiện mình" khi đối diện với nhà tuyển dụng

6. Hãy hỏi những câu mà nhà tuyển dụng có khả năng trả lời được

Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng tỏ ra phòng thủ và khó chịu với mình, hãy đặt cho họ những câu hỏi mà họ không biết câu trả lời hoặc không thể trả lời được do họ phải bảo mật thông tin cho công ty họ.

  • Những câu hỏi đắt giá dành hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc

Chính vì thế, khi nghĩ tới một câu hỏi trong đầu, hãy thận trọng cân nhắc về nội dung câu trả lời bạn mong muốn sẽ nhận được cũng như về người mà bạn định sẽ hỏi câu đó. Trong mọi trường hợp, hãy tránh các câu hỏi mà ngay cả những người thông minh thông thường cũng không thể trả lời được.

7. Tránh các câu hỏi mà câu trả lời là hiển nhiên hay quá dễ trả lời

Tại sao vậy? Bởi vì những câu hỏi này chẳng khác nào hỏi những thông tin có sẵn trên trang web hoặc bản báo cáo thường niên của công ty. Đừng bắt nhà tuyển dụng phải thông báo lại những điều đã quá hiển nhiên như vậy. Trong trường hợp khả quan nhất, những câu hỏi này sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng băn khoăn về khả năng gắn bó với công việc của bạn, còn trong trường hợp tồi nhất, bạn sẽ không còn cơ hội được nhận vào làm.

8. Tránh các câu hỏi “tại sao?”

Những câu hỏi “tại sao” thường thể hiện tính đối chất, đương đầu. Những nhà tuyển dụng có thể đi xa hơn bằng cách đưa ra các câu hỏi “tại sao”, bởi vì xét cho cùng, họ muốn tìm hiểu quá trình suy nghĩ cũng như chất lượng các quyết định của bạn. Nhưng khi tình thế đảo ngược, có nghĩa là câu hỏi “tại sao” xuất phát từ phía ứng viên thì nó dễ làm cho người phỏng vấn trở nên phòng thủ.

Câu hỏi giúp bạn "thể hiện mình" khi đối diện với nhà tuyển dụng

9. Tránh các câu hỏi dẫn dắt hoặc áp đặt

Câu hỏi dẫn dắt của bạn sẽ là tín hiệu để nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đang mong muốn một câu trả lời cụ thể. Đồng thời, các câu hỏi đó cũng có thể thể hiện bạn là một người truyền đạt vụng về (nếu ta suy nghĩ một cách tích cực) hoặc bạn là một người quá khôn khéo (nếu suy nghĩ tiêu cực). Chính vì thế, trong tất cả các tình huống, bạn không nên chú trọng vào các câu hỏi loại này. Hãy đảm bảo các câu hỏi bạn đưa ra là hoàn toàn vô tư, không áp đặt.

10. Tránh đưa ra những câu nói ẩn ý, thách đố

Những nhà tuyển dụng rất ghét bị thách đố và họ thường loại bạn ra ngay khi họ nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của sự thách đố đó. Điều đó có nghĩa là nếu bạn có một lời mời làm việc từ một công ty A thì hãy giữ nó cho riêng mình cho đến sau khi một công ty B cũng quan tâm và đưa ra cho bạn một lời mời. Thật đáng tiếc, các ứng viên thường lạm dụng chiến thuật so sánh những nhà tuyển dụng với nhau dựa trên danh tiếng, hoặc như trường hợp này, là bịa ra một số lời đề nghị cộng tác làm việc của các công ty khác. Một vài năm trước đây, chiến thuật này đã gây ra hậu quả là môi trường tuyển dụng lao động trở nên không hợp lý và thiếu bền vững. Nhưng bây giờ thì khác xa rồi, bạn đừng bao giờ áp dụng chiến thuật đó vào thực tế hiện nay bởi vì những nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng... chúc bạn lên đường may mắn với công ty kia và không bao giờ quay lại cân nhắc tới việc nhận bạn dù chỉ một lần.

Có thể bạn muốn xem