Cầm 300 triệu khởi nghiệp, Giảng viên 8X thu về vài tỷ đồng mỗi tháng từ chuỗi nhà hàng lẩu

Cầm 300 triệu khởi nghiệp, Giảng viên 8X thu về vài tỷ đồng mỗi tháng từ chuỗi nhà hàng lẩu Thay vì ổn định với vai trò Giảng viên, anh Đặng Trần Huy lại có niềm đam mê với kinh doanh. Cầm 300 triệu khởi nghiệp, sau 6 năm, chàng trai trẻ sở hữu chuỗi nhà hàng lẩu tại các thành phố trọng điểm du lịch của Việt Nam với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng (trước dịch). Chân dung chàng trai trẻ 8X là ông chủ của chuỗi nhà hàng lẩu Tứ Xuyên tại Việt Nam (ảnh minh họa) “Nếu đặc biệt phù hợp thế - sao không mang chúng đến Việt Nam?” Huy sinh năm 1989, là Giảng viên kiêm Cán bộ Quản lý đào tạo tại một trường Đại học. Nhưng anh lại có đam mê kinh doanh khá lớn. Năm 2014, Huy cùng bạn bè mở cửa hàng buôn bán quần áo sỉ. Thời gian này, anh vừa công tác tại trường, vừa làm việc...

Thay vì ổn định với vai trò Giảng viên, anh Đặng Trần Huy lại có niềm đam mê với kinh doanh. Cầm 300 triệu khởi nghiệp, sau 6 năm, chàng trai trẻ sở hữu chuỗi nhà hàng lẩu tại các thành phố trọng điểm du lịch của Việt Nam với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng (trước dịch).

cầm 300 triệu khởi nghiệp, giảng viên 8x thu về vài tỷ đồng mỗi năm nhờ chuỗi nhà hàng lẩu
Chân dung chàng trai trẻ 8X là ông chủ của chuỗi nhà hàng lẩu Tứ Xuyên tại Việt Nam (ảnh minh họa)

“Nếu đặc biệt phù hợp thế - sao không mang chúng đến Việt Nam?”

Huy sinh năm 1989, là Giảng viên kiêm Cán bộ Quản lý đào tạo tại một trường Đại học. Nhưng anh lại có đam mê kinh doanh khá lớn. Năm 2014, Huy cùng bạn bè mở cửa hàng buôn bán quần áo sỉ. Thời gian này, anh vừa công tác tại trường, vừa làm việc ngoài.

Để nhập hàng, tính chất công việc yêu cầu anh đi lại thường xuyên đến Trung Quốc, tại đây, anh tìm thấy sự lôi cuốn từ món lẩu uyên ương 2 ngăn. Theo anh, ẩm thực Trung rất thú vị, nó mang phong cách cổ xưa đặc trưng của nền văn hóa và con người. Nhất là lẩu, món ăn có nguồn gốc từ Tứ Xuyên và được phát triển tại Trùng Khánh. “Nó đã chiếm trọn trái tim tôi ngay lần đầu thưởng thức. Bất giác tôi tự hỏi: Sao không mang chúng đến Việt Nam?”  Ý tưởng mở nhà hàng ra đời như thế…

Được biết, bố mẹ không hài lòng vì quyết định khởi nghiệp của anh - vì lo kinh doanh F&B vất vả, thay vì đi theo những gì gia đình mong muốn và sắp xếp. Thế nhưng, vì thương con, mẹ anh vẫn ủng hộ và động viên. Sau này, khi thấy được quyết tâm và những thành quả ban đầu, bố cũng đã ủng hộ hết lòng.

Muốn lẩu ngon, phải tìm thầy giỏi

Thay vì mài mò rồi thử nghiệm với công thức trên mạng, trước khi mở nhà hàng, anh Huy tìm đến tận nơi là gốc rễ ra đời của món lẩu Tứ Xuyên để “tầm sư học đạo”. Tham dự các hội chợ về lẩu hay ngày hội tôn vinh lẩu Tứ Xuyên rồi tìm cách liên hệ các sư phụ (những vị đại biểu được tuyên dương) để xin theo học là cách học nghề thực tế được anh Huy áp dụng.

Theo anh, nấu lẩu Tứ Xuyên bắt buộc phải tuân theo công thức chuẩn xác. Tuy nhiên, để tạo được chất riêng cần thêm chút tinh tế của người đầu bếp say đắm ẩm thực và có kinh nghiệm làm nghề lâu năm.

Chính khoảng thời gian đi học nghề này đã giúp anh tích lũy được rất nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và kể cả các mối quan hệ - Tiền đề cực tốt để khởi sự kinh doanh với ngành F&B.

cầm 300 triệu khởi nghiệp, giảng viên 8x thu về vài tỷ đồng mỗi năm nhờ chuỗi nhà hàng lẩu
Địa điểm mở nhà hàng tốt giúp kinh doanh thuận lợi (ảnh minh họa)

Mặt bằng tốt là thứ đầu tiên phải lo

Thời điểm bắt đầu với ngành dịch vụ ăn uống, anh Huy nhận thấy ngoài Hà Nội hiện nhà hàng về lẩu Tứ Xuyên, Hong Kong không nhiều, hoặc nếu có thì giá cũng rất đắt. Do đó, nơi này được chọn làm “cứ điểm” cho những nồi lẩu uyên ương 2 ngăn chuẩn vị ẩm thực Trung Quốc.

Tuy nhiên, “tôi mất cả nửa năm để tìm được mặt bằng ưng ý”. Theo anh, tìm và chọn vị trí kinh doanh “đắc địa” chính là khâu khó nhất khi bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng.

Với 300 triệu đồng tiền tích lũy và vay mượn người thân, anh cùng bạn mở nhà hàng đầu tiên tại Thủ đô. Thời gian đầu, tình hình kinh doanh khá thuận lợi. Khách dần quen với vị lẩu và quay trở lại với tỉ lệ ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngay lúc nhà hàng đang ổn định, mặt bằng bị lấy lại. “Tôi hụt hẫng vô cùng vì đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc. Nhưng phải chấp nhận và bắt đầu lại. May mắn, mọi thứ tiếp tục đi theo chiều hướng tích cực”.

Sau 1 năm, thương hiệu lẩu do anh Huy gây dựng nhận được lời mời hợp tác mở nhà hàng tại Nha Trang. Anh đồng ý vì nhìn thấy môi trường kinh doanh và sinh sống ở đây khá tốt. Nhà hàng thứ 2 và thứ 3 xuất hiện tại đó. Các nhà hàng lẩu của anh Huy không quá lớn, quy mô khoảng 80-100 khách nhưng thời điểm đông khách (trước dịch), doanh thu trung bình mỗi nhà hàng lên đến 1,5 tỷ đồng một tháng.

Năm 2019, anh tiếp tục có chuyến khảo sát Đà Nẵng (nơi được đánh giá là vô cùng tiềm năng để mở rộng chuỗi nhà hàng tiếp theo) để nghiên cứu thị trường, tìm mặt bằng, đối tác… Tại “thành phố đáng sống”, anh nhận ra có quá nhiều cơ hội để bắt đầu. Và nhà hàng lẩu Hong Kong ra đời đầu năm 2020, được kỳ vọng rất nhanh sẽ kinh doanh hiệu quả nhờ có sẵn mô hình nên khâu đào tạo nhân viên và công tác vận hành diễn ra nhanh chóng.

Hiện thương hiệu nhà hàng lẩu của anh đang nhận được lời mời nhượng quyền trị giá 7 tỷ đồng, bao gồm nhượng tên thương hiệu, công thức nấu và đào tạo nhân viên.

Dịch bệnh và cơn ác mộng chung của ngành F&B

Những tưởng mọi thứ đang trên đà ổn định và phát triển, sẽ lại có thêm những nhà hàng lẩu mới tại các trọng điểm du lịch Việt Nam, vì tiềm năng kinh doanh là rất lớn. Thế nhưng, dịch bệnh xảy đến. Toàn ngành F&B nói riêng và lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch trên cả nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thấy rõ như nhà hàng mới tại Đà Nẵng. Vừa chọn xong mặt bằng, đang đi vào sửa chữa thì có dịch. Mọi việc đều bị đình trệ. Mọi kế hoạch đều phải hoãn lại. Bằng chứng là nhà hàng khai trương trễ 3 tháng so với ngày ấn định. Thế nhưng, mới mở được 2 tháng lại phải đóng cửa tiếp do đợt dịch thứ 2. Chưa kể, thời điểm này cũng đón nhận những trận bão và mưa gió đổ bộ vào thành phố khiến việc kinh doanh đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn vì vắng khách, thậm chí phải giãn cách xã hội trong khi chi phí duy trì thì lại quá cao…

“Nhiều đêm tôi phải uống say mới có thể ngủ được. Vì lo nhà hàng không trụ được, nhân viên mất việc nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp”

Với anh, mục tiêu ngắn nhất lúc này là sống sót qua đại dịch, trước khi có ý định mở rộng tiếp. Sau này, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, kinh doanh ổn định hơn, anh sẽ mở thêm chi nhánh mới và phát triển chúng theo chiều ngang. Đặc biệt, các kế hoạch đều có thể được điều chỉnh vì Covid-19.

Chia sẻ tâm đắc của người thành công

Sở hữu chuỗi nhà hàng lẩu nổi tiếng sau 6 năm khởi nghiệp từ số vốn 300 triệu ít ỏi. Khi được hỏi bí quyết thành công nhanh, Đặng Trần Huy cười nhẹ rồi nghiêm túc chia sẻ:

Theo anh, khởi sự kinh doanh luôn có hai đáp án: Một là Thất bại - Hai là thành công. Thất bại không đáng sợ, nó sẽ là bài học giúp mình trưởng thành hơn chứ đừng nên nản chí mà từ bỏ.

Để kinh doanh suôn sẻ, khâu tìm kiếm mặt bằng tốt và thuận tiện cho việc mở nhà hàng rất quan trọng. Lưu ý, để đảm bảo không xảy ra phát sinh ngoài mong muốn, cần xem xét thật kỹ địa điểm mở, làm hợp đồng cụ thể với chủ nhà về các điều khoản bảo vệ lợi ích của mình.

Bên cạnh đó, kinh doanh nhà hàng còn đòi hỏi linh hoạt trong mọi tình huống, từ vận hành, quản lý, nhân viên đến chất lượng dịch vụ, món ăn, xử lý khủng hoảng…

Thêm nữa, kinh doanh nhất định phải có tâm: có tâm với nghề, với khách, với nhân viên và với chính mình. Chỉ cần giữ được cái tâm đúng thì dù cuộc sống hay công việc có khó khăn thế nào cũng có thể vượt qua.

Riêng với ngành F&B (một ngành thực sự vất vả) thì đam mê thôi chưa đủ, cần sự quyết tâm cao và kiên trì đi đến cùng. Lên mục tiêu thật rõ ràng và chi tiết rồi bám vào đó để tạo nên bứt phá, sau đó mở rộng và kéo dài…

cầm 300 triệu khởi nghiệp, giảng viên 8x thu về vài tỷ đồng mỗi năm nhờ chuỗi nhà hàng lẩu
Dịch bệnh khiến tình hình kinh doanh F&B thực sự khó khăn (ảnh minh họa)

 

(Theo VnExpress)

Có thể bạn muốn xem