Bí quyết giúp bạn cách đối phó "ngày đèn đỏ" đầy rắc rối và mệt mỏi

Bí quyết giúp bạn cách đối phó "ngày đèn đỏ" đầy rắc rối và mệt mỏi Dấu hiệu trước kì kinh nguyệt Trước mỗi kì kinh nguyệt, một số hệ thống trong cơ thể sẽ xuất hiện sự mất cân bằng ở các mức độ khác nhau. Dưới tác động của cơ chế này, một số bạn gái đôi khi sẽ có trạng thái về sức khỏe và tinh thần như đang bị ốm, đây gọi là “các dấu hiệu trước kì kinh nguyệt” hay còn gọi là chứng "căng thẳng trước thời kì hành kinh”. Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng trên dưới 10 ngày sau khi rụng trứng và trước khi hành kinh, nó lên đến cao trào khi gần đến ngày hành kinh và biến mất sau khi kì kinh kết thúc. Các dấu hiệu cụ thể là: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ọe, tim đập nhanh, toàn thân phù thũng và trọng lương tăng lên (tăng từ 1–2kg),...

Dấu hiệu trước kì kinh nguyệt

Trước mỗi kì kinh nguyệt, một số hệ thống trong cơ thể sẽ xuất hiện sự mất cân bằng ở các mức độ khác nhau. Dưới tác động của cơ chế này, một số bạn gái đôi khi sẽ có trạng thái về sức khỏe và tinh thần như đang bị ốm, đây gọi là “các dấu hiệu trước kì kinh nguyệt” hay còn gọi là chứng "căng thẳng trước thời kì hành kinh”. Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng trên dưới 10 ngày sau khi rụng trứng và trước khi hành kinh, nó lên đến cao trào khi gần đến ngày hành kinh và biến mất sau khi kì kinh kết thúc. Các dấu hiệu cụ thể là: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ọe, tim đập nhanh, toàn thân phù thũng và trọng lương tăng lên (tăng từ 1–2kg), chân tay lạnh, đau nhức, căng tức ngực... cùng với các trạng thái tâm lí như: quá nhạy cảm, bực bội, dễ nổi cáu, lo lắng, sức chú ý suy giảm hoặc có các biểu hiện biến đổi tâm lí như lo lắng, cô độc, dễ khóc, lạnh lùng...

Đương nhiên, không phải bất cứ ai cũng gặp phải tất cả các dấu hiệu của “chứng căng thẳng trước kì kinh nguyệt” đã kể trên, thông thường chỉ gặp phải một hoặc vài dấu hiệu, mức độ cũng có sự khác biệt. Các bạn nữ ở độ tuổi dậy thì đặc biệt hay gặp những dấu hiệu này. Thực ra, đây không phải do bản thân kinh nguyệt gây ra, mà là bởi sự không ổn định của việc sản xuất các hormone trong cơ thể. Một mặt, chức năng nội tiết của buồng trứng đang trong quá trình phát triển, mối quan hệ cân bằng giữa vùng dưới đồi, thùy não và buồng trứng vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện, hoạt động nội tiết của buồng trứng thường dẫn đến những phản ứng bất thường.

Bí quyết giúp bạn cách đối phó "ngày đèn đỏ" đầy rắc rối và mệt mỏi

Mặt khác, các bạn gái ở tuổi dậy thì vẫn chưa trưởng thành hoàn toàn, cách nhìn nhận vấn đề còn thiếu sự bình tĩnh và kiên nhẫn, dễ bị những vấn đề không như ý trong học tập và cuộc sống gây ra những biến động về tâm lí. Lại cộng thêm các cảm giác khó chịu khi ngày kinh gần kề khiến cho tinh thần rơi vào trạng thái không ổn định, thậm chí là bất thường. Mà sự biến động về tâm trạng lại đẩy mạnh sự co thắt của tử cung, khiến cho lượng máu kinh quá nhiều hoặc kì kinh kéo dài, gây ra một vòng tuần hoàn xấu, gây khó khăn trong việc vượt qua thời gian hành kinh. Do vậy, muốn ngăn ngừa và xoa dịu các dấu hiệu trước mỗi kì kinh, để vượt qua những ngày này một cách dễ dàng, ngoài việc nghỉ ngơi, ăn uống, vệ sinh đã nói đến trên đây, một yếu tố chủ yếu nhất là chúng ta phải biết điều chỉnh cảm xúc.

Cách đối phó với cảm giác khó chịu khi "đến tháng"

Trong thời gian hành kinh, ngoài các cơ quan thuộc khung chậu bị xung huyết, đường ruột cũng có hiện tượng xung huyết. Vì vậy, có bạn gái sẽ gặp phải hiện tượng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón ở mức độ nhẹ, sẽ cảm thấy dạ dày khó chịu hoặc chán ăn. Nếu gặp đúng lúc cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, hiện tượng khó chịu này sẽ càng thêm rõ rệt và nghiêm trọng. Do vậy, để thoải mái vượt qua những ngày có kinh, về phương diện ăn uống cũng cần phải chú ý: Trong những ngày này, tốt nhất không ăn hoặc hạn chế ăn các thực phẩm gây kích thích như tỏi, ớt, trà đặc (hôm nay còn có món gà cay mà con thích nữa, đành phải bỏ vậy, để hôm khác mẹ làm bù cho con nhé), ăn nhiều các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nhạt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bởi vì hiện tượng táo bón sẽ khiến khoang chậu càng thêm xung huyết và chứng đau bụng kinh thêm nghiêm trọng, vì vậy, những bạn nữ hay bị táo bón cần phải ăn nhiều rau xanh, hoa quả để quá trình bài tiết được thuận lợi.

Bí quyết giúp bạn cách đối phó "ngày đèn đỏ" đầy rắc rối và mệt mỏi

Lại nói đến vấn đề ngủ nghỉ. Bởi vì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lí đặc trưng ở nữ giới, ngoài việc gây ra những khó chịu cho cơ thể, nó còn khiến phái nữ gặp phải các rắc rối về mặt tâm lí như căng thẳng, lo lắng, tâm trạng không ổn định... Thêm vào đó, vào những ngày máu ra nhiều còn phải lo lắng vấn đề đêm khuya không kịp thay băng
sẽ dây bẩn quần, ga giường, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nhưng trong thời gian kinh nguyệt, những giấc ngủ chất lượng, đầy đủ là một điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, các bạn nữ, trước tiên cần học cách nhìn thẳng vào vấn đề, cố gắng hết sức điều chỉnh trạng thái và tâm trạng của bản thân, sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lí, đảm bảo thời trong thời gian ngủ nghỉ không vì chuyện bài tập, học hành mà ngủ không ngon giấc.

Ngoài ra, mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước ấm để ngâm chân, có thể xoa dịu cảm giác mệt mỏi, thư giãn tâm sinh lí, đồng thời phải đảm bảo nơi ngủ nghỉ được khô ráo, ấm áp, không khí trong phòng ngủ lưu thông tốt, trong lành, như vậy mới có thể giúp các con dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

  • Những tín hiệu cơ thể báo hiệu con gái sắp bước vào tuổi dậy thì
  • Dấu hiệu con gái tuổi dậy thì thông qua từng quá trình cụ thể
  • Nếu nhà có con gái, mẹ tuyệt đối không dạy con những điều này

Có thể bạn muốn xem