Bật mí 5 cách chọn kem chống nắng đi biển "chuẩn không cần chỉnh"

Bật mí 5 cách chọn kem chống nắng đi biển "chuẩn không cần chỉnh" Các tiêu chí chọn kem chống nắng đi biển dĩ nhiên sẽ khác với tiêu chí chọn kem chống nắng thông thường. Bạn thử nghĩ xem, một buổi đi biển kéo dài vài tiếng đồng hồ, với ánh nắng gay gắt chiếu rọi trực tiếp vào da, nếu không có kem chống nắng thì chuyện da cháy nắng đỏ rát, thậm chí sau đó bong tróc là chuyện hiển nhiên. Hãy cùng GTOP tìm hiểu những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn kem chống nắng đi biển nhé!  NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT     Chọn kem chống nắng đi biển theo chỉ số chống nắng  Chỉ số đầu tiên bạn cần quan tâm chính là SPF. Đây là chỉ số đo khả năng chống tia UVB (nguyên nhân khiến da bị cháy đỏ ửng, bỏng rát). SPF có chỉ số từ 15 tới 100, 1 SPF tương đương...

Các tiêu chí chọn kem chống nắng đi biển dĩ nhiên sẽ khác với tiêu chí chọn kem chống nắng thông thường. Bạn thử nghĩ xem, một buổi đi biển kéo dài vài tiếng đồng hồ, với ánh nắng gay gắt chiếu rọi trực tiếp vào da, nếu không có kem chống nắng thì chuyện da cháy nắng đỏ rát, thậm chí sau đó bong tróc là chuyện hiển nhiên. Hãy cùng GTOP tìm hiểu những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn kem chống nắng đi biển nhé! 

NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT

   

Chọn kem chống nắng đi biển theo chỉ số chống nắng 

Chỉ số đầu tiên bạn cần quan tâm chính là SPF. Đây là chỉ số đo khả năng chống tia UVB (nguyên nhân khiến da bị cháy đỏ ửng, bỏng rát). SPF có chỉ số từ 15 tới 100, 1 SPF tương đương khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB trong vòng 10 phút.

Ngoài ra mỗi chỉ số SPF sẽ tương đương tỉ lệ % khả năng bảo vệ da, ví dụ SPF50 có khả năng chống lại 98% tác hại từ tia UVB. Bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số từ SPF50 trở lên.

Tiếp theo là PA, chỉ số thể hiện khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA. PA++ cho khả năng lọc tia UVA trong 4-8 giờ, PA+++ trong 8-12 giờ, PA+++ trong hơn 16 giờ. Ngoài ra còn một cách định nghĩa nữa về khả năng chống tia UVA: PA+ chống UVA khoảng 40-50%, PA++ 60-70%, PA+++ 90%, PA++++ trên 95%. Chỉ số PA cao giúp bạn thoải mái ở ngoài trời trong nhiều giờ liền. 

Về cơ bản, chỉ số kem chống nắng SPF50 PA+++ trở lên là tương đối phù hợp cho người đi biển. Bạn cũng không nên quá tham chỉ số chống nắng cao, ví dụ SPF cao quá đồng nghĩa độ che phủ rất cao, có thể gây bí bách lỗ chân lông, thậm chí làm da tổn thương, đặc biệt là da mụn sẽ càng tổn thương nghiêm trọng hơn. 

Chọn kem chống nắng vật lý hay hoá học? 

Kem chống nắng vật lý giống như một lớp rào chắn bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ ánh nắng, do đó theo các chuyên gia da liễu, nó che chắn cho da tốt hơn kem chống nắng hoá học. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng được đánh giá là lành tính và an toàn hơn cho da, tỷ lệ kích ứng rất thấp. Đặc biệt với các bạn da nhạy cảm, da mụn nên chọn kem chống nắng vật lý khi đi biển. 

Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da 

Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu làn da của mình. Nếu da bạn là da thường thì khá dễ, bạn chỉ cần chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng đủ mạnh là được.

Với làn da khô, kem chống nắng cần cấp ẩm tốt, bởi ngay dưới ánh nắng thì da đã dễ khô sạm hơn rồi. Với da hỗn hợp và da dầu, da mụn, bạn cần một loại kem chống nắng cho da mụn có độ thẩm thấu cao, không gây bóng nhờn, nếu không đi biển một ngày về là mụn sẽ lên tùm lum mất. 

Ngoài ra, cũng rất nhiều bạn quan tâm đến màu sắc của kem có phù hợp với màu da hay không. Kem chống nắng không màu dành cho các bạn có yêu cầu cơ bản.

Những ai muốn nâng tông nhẹ nhàng có thể dùng các loại kem chống nắng có khả năng nâng tông, với các sắc độ khác nhau, từ trắng thông thường tới trắng ngà, hoặc trắng ngả hồng – tạo cảm giác hồng hào.

Có những khi bạn cần đi biển để chụp những shot hình “để đời”, lúc đó bạn lại cần kem chống nắng có độ che phủ tốt hơn chút nữa, để làn da không chỉ lên tông mà còn mịn màng và đều màu. 

Chọn kem chống nắng theo kết cấu sản phẩm 

Chọn kem chống nắng đi biển, một yếu tố quan trọng nữa là kết cấu của kem. Loại lăn và xịt có vẻ khá tiện lợi, tuy nhiên khả năng cấp ẩm và ngấm sâu của kem có thể sẽ không tốt bằng loại kem, chưa kể loại xịt khả năng có cồn sẽ làm khô và kích ứng da. Ngoài ra, dạng lăn và xịt cũng dễ khiến chúng ta chủ quan khi sử dụng, có thể sẽ không apply phủ kín da.

Với dạng kem, dù mất công hơn một chút nhưng sản phẩm sẽ được dàn đều và phủ kín da, ngấm sâu và bảo vệ da khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Theo thống kê, nếu dùng kem chống nắng dạng kem, bạn sẽ giữ được lớp kem lâu hơn, không phải dùng bổ sung sớm như dạng lăn hoặc xịt. 

Các tiêu chí chọn kem chống nắng đi biển khác 

Bạn có thể lên rất nhiều trang review để xem các loại kem chống nắng khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là kem chống nắng đó có phù hợp với làn da của bạn hay không? Có loại kem chống nắng chứa cồn, dù nhiều người review tốt nhưng da bạn lại rất mẫn cảm với cồn, vậy thì bạn không thể cố được rồi!

Có những kem chống nắng nâng tông, tạo hiệu ứng glow xinh đẹp long lanh đó, nhưng bạn dùng thì lại bị bít lỗ chân lông, thế thì đành bye bye thôi. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới sự phù hợp của kem chống nắng với các sản phẩm chăm sóc da và make up nữa. Tất cả các lớp sẽ lên mặt tuần tự, do đó chúng buộc phải tương thích với nhau, nếu không, nhẹ thì bạn có một làn da rất nặng nề, thiếu tự nhiên; nặng thì da còn phản ứng nữa. 

Sau cùng, mình khuyên bạn hết sức nhẫn nại trong khâu chọn kem chống nắng đi biển. Có thể dùng sample hoặc dùng “ké” của người khác để cảm nhận sản phẩm, xem nó phù hợp với bản thân tới đâu.

Nếu loại bạn mua về chưa ổn, có thể chuyển cho người khác hoặc dùng trong trường hợp khác, đừng cố dùng khi đi biển, vì như vậy vừa không bảo vệ được làn da trong một điều kiện rất khắc nghiệt là ngoài biển/ngoài trời, vừa mang lại những tác động xấu khác cho da.

Hy vọng, những bí quyết chọn kem chống nắng đi biển trên sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm, sự chuẩn bị chu đáo để đi du lịch. Đi chơi mà làn da vẫn đẹp, không lo bị nám hay cháy nắng. Chúc bạn có những chuyến đi tuyệt vời! 

Vĩnh Hy

Có thể bạn muốn xem