Bắt đầu làn sóng thứ hai của Nghệ thuật Hiện đại: Chuyển động, Hoa mắt, và Tối giản!

Bắt đầu làn sóng thứ hai của Nghệ thuật Hiện đại: Chuyển động, Hoa mắt, và Tối giản!   Thông tin từ ban tổ chức: 14:00 – 17:00, Chủ nhật 20/02/2022 Zoom Meeting Link đăng ký Trong vị thế dẫn đầu về nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Hiện đại nói riêng sau hai cuộc Thế chiến và sau thành công của các trào lưu Biểu hiện trừu tượng, nước Mỹ tiếp tục sản sinh ra những trào lưu nghệ thuật mới. Để chào năm Nhâm Dần 2022, chúng ta tìm hiểu những trào lưu nói trên: những trào lưu dẫn đầu cho làn sóng thứ hai của nghệ thuật Hiện đại. Theo những cách riêng, chúng đại diện cho một thời đại đã tiếp nhận trọn vẹn những thành tựu và đổi thay của xã hội con người sau Cách mạng Công nghiệp cũng như vơi dần những phản hồi trực tiếp tới sự thảm khốc của hai cuộc Thế chiến mà cũng một phần nổ...
quảng cáo

Thông tin từ ban tổ chức:

14:00 – 17:00, Chủ nhật 20/02/2022

Zoom Meeting

Link đăng ký

Trong vị thế dẫn đầu về nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Hiện đại nói riêng sau hai cuộc Thế chiến và sau thành công của các trào lưu Biểu hiện trừu tượng, nước Mỹ tiếp tục sản sinh ra những trào lưu nghệ thuật mới. Để chào năm Nhâm Dần 2022, chúng ta tìm hiểu những trào lưu nói trên: những trào lưu dẫn đầu cho làn sóng thứ hai của nghệ thuật Hiện đại.

Theo những cách riêng, chúng đại diện cho một thời đại đã tiếp nhận trọn vẹn những thành tựu và đổi thay của xã hội con người sau Cách mạng Công nghiệp cũng như vơi dần những phản hồi trực tiếp tới sự thảm khốc của hai cuộc Thế chiến mà cũng một phần nổ ra do CMCN.

Mặc dù những tác phẩm của nghệ thuật Động học hoàn toàn có thể truy dấu về những tiền thân từ đầu thế kỷ 20 như trong trào lưu Dada hay ‘Đạo cụ Ánh sáng cho một sân khấu điện – Bộ điều biến không gian ánh sáng’ (‘Light prop for an Electric stage – Light Space Modulator’) của László Moholy-Nagy từ Bauhaus, đây là trào lưu đầu tiên tập trung đưa chiều thời gian vào không gian nghệ thuật tạo hình, cụ thể là điêu khắc. Những bức tượng Động học, như tên của chúng, không đứng yên – và bằng cách đó chúng tôn vinh máy móc vì động cơ máy móc giúp thời gian biểu hiện ra trong tác phẩm nghệ thuật.

Nghệ thuật Quang học, trong khi đó, cũng có thể truy dấu về những tiền thân ví dụ như loạt tranh ‘Tôn kính tới hình vuông’ (‘Homage to the square’) của Josef Albers (mặc dù chính nghệ sĩ luôn phủ nhận) và tìm cách tạo ra ảo giác quang học gây nhầm lẫn lẫn kích thích người xem, dựa trên những hiểu biết khoa học về việc nhìn của con người. Tại đó, nó thừa kế cái ‘trompe l’oeil’ của nghệ thuật cổ điển và cũng phản ánh sự mê hoặc của xã hội tiêu dùng hiện đại, đương thời.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, chủ nghĩa Tối giản đã nổi lên như một phản đề trực tiếp tới tính đa cảm, tính biểu hiện thái quá, và sự kịch tính của Biểu hiện Trừu tượng lừng danh. Những nghệ sĩ này, ngược lại, ưa chuộng cái ‘cool’, đưa người xem tập trung vào chất liệu, kích thước, trọng lượng, tương tác với ánh sáng… tất cả những gì khơi gợi ra phản ứng vật lý và nhận thức rõ ràng về sự tồn tại của vật thể nghệ thuật hiện ra trước mắt họ.

Trong webinar lần này, chúng ta tìm hiểu về Nghệ thuật Động học (Kinetic Art), Nghệ thuật Quang học (Op Art) và Tối giản (Minimalism) và tìm kiếm điểm chung nằm sâu hơn của chúng.

Link Zoom sẽ được gửi tới mail người tham gia sau khi hoàn thành các bước đăng ký

Phí tham gia:

– Miễn phí đối với nhóm có membership của chuỗi seminar Lịch sử Hội hoạ;

– 50k/người đối với người tham gia không có membership
(thông tin chuyển khoản được ghi ở câu 7 của form đăng ký);

– 25k/người đối với sinh viên
(cần cung cấp ảnh thẻ sinh viên tại câu 6 của form đăng ký).

Lưu ý:

– Form đăng ký sẽ đóng khi nhận đủ số lượng người tham gia.

– Để đảm bảo rằng chúng ta sẽ cùng thảo luận trên một cơ sở nhất định, bạn vui lòng đọc các tài liệu do BTC chuẩn bị. Tài liệu sẽ được gửi tới các bạn sau khi BTC xác nhận được rằng bạn đã hoàn thành việc đăng ký tham gia.

– Nếu như bạn là học sinh trung học, vui lòng liên hệ với Sunday Art Club qua facebook page hoặc email để có thể tham gia miễn phí.

Webinar được điều phối bởi Lê Hương Mi, giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, quản lý giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, và chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ của iDesign. Mi cũng là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Mi đã và đang làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA, Sunday Art Club, Pencil Philosophy… Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.

Bên cạnh đó, Mi là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.

Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Cõi riêng ảo / Virtual Private Realm – Triển lãm nghệ thuật thị giác nhóm – Manzi Art Space (2021, Hà Nội) – Animal Theater 2019 – Á Space (2019, Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (2019, TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.