Bảo hiểm cho người lao động - Việc không thể xem thường

Bảo hiểm cho người lao động - Việc không thể xem thường Vụ tai nạn sập cầu Cần Thơ lại một lần nữa gióng lên tiếng chuông cảnh báo gay gắt tình trạng tai nạn lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu về sản xuất, xây dựng… trong mọi ngành, mọi lĩnh vực đều tăng cao Vụ sập cầu Cần Thơ (công trình trọng điểm quốc gia có quy mô, tầm vóc và ý nghĩa quan trọng, hơn nữa vụ tai nạn là khủng khiếp, thiệt hại lớn về người và tài sản) được báo chí, dư luận, các cấp, các ngành và đặc biệt là các DN kinh doanh bảo hiểm hết sức chủ động giải quyết khắc phục hậu quả. Một lần nữa, bên cạnh các giải pháp về an toàn lao động, mối quan tâm hàng đầu của những người lao động, việc đảm bảo an toàn về tài chính, trong...

caucantho6.jpgVụ tai nạn sập cầu Cần Thơ lại một lần nữa gióng lên tiếng chuông cảnh báo gay gắt tình trạng tai nạn lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu về sản xuất, xây dựng… trong mọi ngành, mọi lĩnh vực đều tăng cao

Vụ sập cầu Cần Thơ (công trình trọng điểm quốc gia có quy mô, tầm vóc và ý nghĩa quan trọng, hơn nữa vụ tai nạn là khủng khiếp, thiệt hại lớn về người và tài sản) được báo chí, dư luận, các cấp, các ngành và đặc biệt là các DN kinh doanh bảo hiểm hết sức chủ động giải quyết khắc phục hậu quả. Một lần nữa, bên cạnh các giải pháp về an toàn lao động, mối quan tâm hàng đầu của những người lao động, việc đảm bảo an toàn về tài chính, trong trường hợp rủi ro xảy ra, đườc đề cao.

Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực chuyên môn và tay nghề cao có nhiều biến động. Yếu tố cạnh tranh của thị trường lao động đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ổn định, bền vững của các doanh nghiệp. Xu hướng đặ ra nhiều chế độ lương, thưởng, ưu đãi, phúc lợi hấp dẫn hơn nhằm thu hút người tài và bảo vệ nguồn nhân lực tay nghề cao của mình đang đườc các doanh nghiệp đánh giá là một đối sách hiệu quả có tầm nhìn chiến lườc. Tuy nhiên, có thể nói, các DN hiện tại đang quan tâm nhiều đến mặt phúc lợi như tiền công, lường, thưởng, mà chưa nghĩ đến những phúc lợi khác của người lao động, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm nghề nghiệp hoặc các vấn đề rủi ro phát sinh đối với họ.

Theo một nghiên cứu của Bộ Lao động và Thường binh Xã hội trong giai đoạn 2002-2005, số vụ tai nạn lao động tăng bình quân 30% mỗi năm. Số thường vong do tai nạn này cũng tăng tới hơn 30%, chưa kể những thiệt hại lớn về tài sản. Tại các làng nghề ở Bắc Ninh, Hà Tây…thống kê cho thấy số vụ tai nạn lao động hàng năm là 5-6 vụ/làng nghề. Số lường các vụ tai nạn tại các hầm mỏ cũng hết sức đáng báo động, trong thời gian qua. Anh Nguyễn Văn Hải, một công nhân mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh chia sẻ: “Chúng tôi làm ở đây tâm trạng khá lo lắng! Nhỡ không may có bất trắc, bản thân đã khổ và cả nhà cũng khốn đốn, vì hầu hết anh, em trong mỏ đều là lao động chính của gia đình”.

Người lao động trong một số ngành nghề có tính rủi ro cao như khai khoáng, mỏ quặng, vận tải, xây dựng, điện lực… luôn quan tâm đòi hỏi người sử dụng lao động có chế độ phúc lợi và bảo hiểm một cách thỏa đáng. Đây cũng là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị nhận sự trong các lĩnh vực nêu trên. Những chế độ phúc lợi cơ bản đã có quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ nguồn nhân lực của mình, bảo vệ sự an toàn tài chính cho cuộc sống người lao động và doanh nghiệp, tổ chức vẫn còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với các DN phải cạnh tranh về nguồn nhân lực, giải pháp mua bảo hiểm cho lực lường lao động của doanh nghiệp làm góp phần giúp ổn định đườc tâm lý của người lao động, bảo đảm nguồn tài chính vững mạnh của doanh nghiệp, khi có bất kỳ biến cố nào trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Trở lại vụ tai nạn sập cầu Cần Thơ, mới đây, Bộ Tài chính đã yêu cầu các công ty bảo hiểm (như Công ty CP bảo hiểm Dầu khí, Công ty CP bảo hiểm Petrolimex, Bảo Minh và Bảo Việt Việt Nam) tích cực giải quyết khắc phục hậu quả, thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, mức độ chi trả bảo hiểm rất ít, đặc biệt đối với người lao động. Theo Bảo Việt Việt Nam, trong tổng số thiệt hại ước tính lên tới 40 tỷ đồng, tổng số bảo tiền bảo hiểm chi trả cho người lao động chết và bị thường (kể cả hỗ trợ thăm hỏi, trợ cấp…) chỉ ước tính vào khoảng 600 triệu đồng. Có thể nói, đối với mỗi lao động chết và bị thường, số tiền bồi thường do bảo hiểm đem lại rất ít (với mức chi trả của bảo hiểm phi nhân thọ); không đảm bảo tài chính cho những người còn lại trong gia đình, mà người bị nạn là lao động chính. Đó là chưa kể có những lao động không (đườc) mua bảo hiểm.

Mới đây, trên thị trường xuất hiện thêm một vài sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới có khả năng gia cố cho các giải pháp an toàn tài chính, khi xảy ra tai nạn lao động. Sản phẩm bảo hiểm An Nghiệp Thành Công của Bảo Việt Nhân thọ là một ví dụ điển hình. Đây là loại hình bảo hiểm đườc giới thiệu cho doanh nghiệp nhằm bảo hiểm cho người lao động, cán bộ nhân viên hay khách hàng, với chi phí khá hợp lý và phạm vi bảo hiểm đườc mở rộng tối đa cho những thường tật, tử vong do tai nạn. Vì lẽ đó, sản phẩm này đáp ứng đườc nguyện vọng từ cả hai phía: Bảo đảm quyền lợi, nhẹ bớt gánh nặng tài chính cho bản thân người lao động và gia đình. Mặt khác sản phẩm là công cụ bảo toàn nguồn nhân lực cũng nhườchia sẻ rủi ro với tổ chức, doanh nghiệp.

Một đại diện công đoàn của Công ty cổ phần Than Mạo Khê cho biết: Cách đây một vài năm thì tâm trạng như của anh công nhân Nguyễn Văn Hải (nêu ở trên) là rất phổ biến. Các vụ tai nạn sập, lở hầm mỏ là khó tránh khỏi và thường gây ra những hậu quả rất nặng nề, không chỉ cho cá nhân, gia đình của từng công nhân mà ngay cả công ty cũng lao đao. Tuy nhiên, hiện nay, công ty này đã thực sự giải quyết đườc bài toán khó này khi hợp tác với Bảo Việt Nhân thọ Quảng Ninh tham gia sản phẩm bảo hiểm nhóm…
 

Thời báo Tài chính
Việt Long- Khánh Thường

 

Có thể bạn muốn xem