Bảo hiểm BIDV triển khai sản phẩm bảo hiểm cây cao su

Bảo hiểm BIDV triển khai sản phẩm bảo hiểm cây cao su DVT.vn) – Cao su được đánh giá là cây trồng đứng thứ 2 về lợi nhuận nhưng thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro như bão lốc, dịch bệnh… Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) cho biết chính thức triển khai sản phẩm bảo hiểm cây cao su từ tháng 9/2010. Đối tượng được bảo hiểm là các cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và cây đã cho khai thác mủ. Trong trường bão cấp 8 trở lên dẫn tới tổn thất cho vườn cây cao su thì chủ vườn sẽ được bồi thường chi phí khắc phục thiệt hại do bão gây ra. Trong thời gian đầu, BIC sẽ thực hiện thí điểm tại các tỉnh như: Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Ngoài ra công ty cũng...
quảng cáo

DVT.vn) – Cao su được đánh giá là cây trồng đứng thứ 2 về lợi nhuận nhưng thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro như bão lốc, dịch bệnh…

Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) cho biết chính thức triển khai sản phẩm bảo hiểm cây cao su từ tháng 9/2010.

Đối tượng được bảo hiểm là các cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và cây đã cho khai thác mủ. Trong trường bão cấp 8 trở lên dẫn tới tổn thất cho vườn cây cao su thì chủ vườn sẽ được bồi thường chi phí khắc phục thiệt hại do bão gây ra.

Trong thời gian đầu, BIC sẽ thực hiện thí điểm tại các tỉnh như: Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Ngoài ra công ty cũng đang nghiên cứu để cung cấp sản phẩm này tại địa bàn Lào và Campuchia (qua hai liên doanh LVI và CVI).
Theo ông Phạm Quang Tùng, Tổng Giám đốc BIC cho biết “Trước mắt, BIC sẽ tập trung bảo hiểm cho các cây cao su trước các rủi ro bão. Sau khi triển khai ổn định sản phẩm, BIC sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng địa bàn và rủi ro bảo hiểm cũng như áp dụng thêm cho các cây công nghiệp khác như: điều, cafe…”.

Hiện nay diện tích cao su của Việt Nam xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%) trên thế giới.

Mặc dù nhiều tiềm năng nhưng cây cao su thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro như bão lốc, dịch bệnh, thiên tai,… đặc biệt là các rủi ro do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở nước ta.
 
Theo ước tính sau cơn bão số 9 (tháng 9/2009) thì ngành cao su thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng, diện tích bị thiệt hại xấp xỉ 5% tổng diện tích vườn cây trong cả khu vực miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, sản lượng bình quân sụt giảm và tổng sản lượng hao hụt khoảng gần 4.000 tấn mủ cao su.

P.Linh
Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu

Bài viết trướcBảo hiểm nhóm: “Món ăn phụ”
Bài kếVNI tài trợ bảo hiểm cho giải bóng đá U21 quốc tế Báo Thanh Niên