Aquaman: Đế Vương Atlantis - 35mm.vn

Aquaman là một bộ phim dành cho trẻ con. Thế giới dưới nước sặc sỡ của James Wan, trong một cốt truyện đơn giản tựa game nhập vai, không được hỗ trợ bởi các nhân vật đáng nhớ và cá tính. Phong cách lai hoạt hình, có phần phô trương cùng lối kể minh họa của Wan khiến bộ phim rời rạc và thiếu điểm nhấn. Aquaman vẫn chưa thể mang đến hi vọng cho DC sau Wonder Woman.

Như đã được giới thiệu từ Justice League, Aquaman kể về chàng siêu anh hùng Arthur (Jason Moama) mang hai dòng máu con người và người Atlantis, một chủng tộc huyền thoại đã chìm sâu dưới đáy biển. Phim mở đầu khá dài dòng về chuyện tình giữa cha anh và nữ hoàng Atlanna (Nicole Kidman), cứu vớt bởi một cảnh hành động khá đẹp mắt theo phong cách Fast and Furious. Arthur là kết quả của mối tình ấy, với các khả năng đặc biệt được giải thích lộ liễu và lộn xộn bằng cách cảnh flashback sau đó với người thầy không-biết-từ-đâu-xuất-hiện Vulkon (Wilem Defoe).

Giống như tất cả các phim về hoàng gia trên đời, một âm mưu vương quyền hé lộ. Ở vương triều Atlantis dưới biển, em trai cùng mẹ khác cha của Arthur là Vua Orm (Patrick Wilson) muốn thống nhất bảy vương quốc để tấn công mặt đất. Vulkon và quan trọng hơn là công chúa Mera (Amber Heard) phải tìm đến Arthur nhờ đoạt lại vương vị từ em trai, qua đó hóa giải cuộc chiến. Một Black Panther phiên bản DC, với vai trò anh em đảo ngược? Không có cách nào khác, hay chính xác hơn là vì thích nghe theo lời phụ nữ, Arthur nhận lời.

Aquaman là một phim sặc sỡ và chói lóa quá mức, khiến thế giới dưới đáy biển trở nên khó theo dõi. Một trong những điều đáng chờ đợi trong phim là bảy vương quốc đại dương sẽ lên màn ảnh như thế nào. Thế nhưng, James Wan không mang đến gì nhiều ngoài các đại cảnh CGI nhức mắt, bổ trợ bởi các thiết kế kiến trúc và phương tiện tạm ổn. Không có nhiều thứ để khám phá ở đây, cũng như thiếu vắng chất văn hóa vốn rất quan trọng để biến một thế giới mới lạ trở nên sống động và chân thật. Trang phục và vũ khí trong phim giống như con lai giữa Star WarsLords of the Rings, khiến ta có cảm giác quen quen như đã thấy ở đâu rồi.

Wan là đạo diễn kinh dị giỏi, khá thành công khi chuyển sang hành động với Fast 7, nhưng địa hạt siêu anh hùng dường như không phù hợp để anh thể hiện thế mạnh. Aquaman chịu khá nhiều ảnh hưởng từ bộ phim đua xe lừng danh kia, từ cách mở màn mỗi trường đoạn với tên của địa điểm, một cảnh “độ giáp” không cần thiết, các màn solo giữa các nhân vật, góc quay xoay ngược… Dường như mỗi khi bí ý tưởng, Wan lại sử dụng lại kinh nghiệm từng có trong Fast 7. Chất hành động trong phim không quá đặc sắc, đáng xem nhất là cảnh chiến đấu của nữ hoàng Atlanta đầu phim và cảnh Arthur cùng Mera chạy nhảy trên các nóc nhà ở Sicily, Ý. Các trường đoạn còn lại ta sẽ dễ dàng quên ngay hay lẫn lộn vào vô vàn các phim siêu anh hùng trước đó.

Điều đáng tiếc nhất là phim không có một không khí nhất quán, phù hợp. Wan sử dụng lại phong cách phim hành động những năm 90, một cách quà đà. Nhất là kiểu one liner như khi Arthur đáp xuống tàu ngầm, ngoảnh mặt lại và nói: “Xin phép được lên tàu.” Có quá nhiều cảnh như thế trong bộ phim này, không ăn khớp gì với không khí đại dương và làm mất đi sự chân thật. Nhịp phim và sự nhạy cảm trong dẫn dắt của anh cũng khá tệ, khi lựa chọn đan xen giữa hiện tại và quá khứ mà thiếu chất liệu dẫn dắt. Aquaman giống như phim minh họa cho comic, hơn là điện ảnh.

Aquaman có một số khoảnh khắc vui nhộn, như khi một đám bặm trợn tìm cách… selfie với Arthur. Phần còn lại, ta sẽ cảm thấy các nhân vật cố để tỏ ra hài hước. Cốt truyện của phim giống hệt các tựa game nhập vai, có phần còn đơn giản hơn: Một “kẻ được chọn” lãnh nhiệm vụ cứu thế giới, sau đó đi tìm trang bị hoàng kim (chính xác là hoàng kim), nâng level, tập hợp đệ để đánh boss. Chất hành trình giữa Arthur và Mera không hiệu quả lắm, bởi thiếu tình tiết cũng như mối liên hệ giữa 2 diễn viên. Jason Momoa có cái duyên của một gã vai u thịt bắp, gần gợi đến Arnold Schwarzenegger, nhưng thiếu không gian thể hiện tính cách. Amber Heards thì thiếu sức hút ở một kiểu nhân vật mà Karen Gillan đã làm rất tốt trong Jumanji (2017), cùng tóc đỏ. Lối diễn đơ cứng, nhạt nhòa của Heard là minh chứng cho việc cô vẫn thể chưa bật lên được trong sự nghiệp, trước và có lẽ cả sau Aquaman.

Kịch bản phim ở mức trung bình, tuân theo công thức bỏng ngô gần như tuyệt đối – như cách một nụ hôn xuất hiện. Và cũng vì quá công thức, phim không có được nhân vật đáng nhớ nào, từ chính đến phụ. Kịch bản không cho ta thấy họ là ai, tính cách thế nào, có điều gì đặc sắc, liên hệ thế nào đến các nhân vật khác… mà tất cả chỉ chạy theo tình tiết như những hình nhân, phục vụ cho những mục đích lộ liễu. Arthur và cha chỉ gặp gỡ trong chốc lát. Arthur và em trai Orm thì chỉ chạm mặt nhau đúng hai lần trong phim. Chuyện tình cảm giữa Arthur và Mera nhạt nhòa bởi ta chẳng biết vì sao họ yêu nhau… Phim cố gắng đưa vào nhiều cảnh cảm xúc, nhưng thiếu đi lớp nền nhân vật, gần như không có cảnh nào hiệu quả.

Bộ phim nhắc tôi nhớ về lí do mà mọi người thích phim siêu anh hùng. Ngày trước là ở các năng lực đặc biệt, còn ngày nay là ở tính người của các nhân vật. Đó là một quá trình phát triển và tiến hóa. Nhưng Aquaman đang đi ngược lại, ở cả hai vế này. Sa đà vào hành động, chúng ta không cảm thấy năng lực của Arthur có gì đặc biệt hay thú vị, với tâm điểm là một màn múa thiết bảng của Tôn Ngộ Không. Arthur cũng chẳng có gì hơn một nhân vật giản đơn và đáng chán, dù đôi lúc kịch bản bảo rằng “phải thông minh”. Ở thể loại anh hùng nói chung, và phim hành trình nói riêng, thông điệp quan trọng nhất luôn là sự trưởng thành. Aquaman không có một thông điệp cụ thể, vì kịch bản đã lạc mất đâu đó ở giữa phim, chìm lấp trong các cảnh kĩ xảo và khói lửa. Trưởng thành nhờ siêu năng lực? Không có. Trưởng thành trong tính cách? Không có. Trưởng thành nhờ khám phá? Lại càng không. Arthur ở cuối phim, trong bộ giáp vàng, vẫn là anh chàng ngồi trong quán rượu, chụp ảnh selfie. Aquaman ngập đầy những nhân vật vô hồn và đáng chán khác, phí phạm tài năng của Nicole Kidman và Willem Dafoe.

Aquaman có lẽ sẽ thắng lớn ở phòng vé bởi là một phim giải trí dễ xem, mang hơi hướng phim của Dwayner Johnson hơn là siêu anh hùng, phù hợp với số đông. Nhưng tác phẩm này sẽ không là cột mốc nào cho thể loại hay cho vũ trụ của DC, trừ hai việc được xác nhận. Một là, hãng phim siêu anh hùng này đã chính thức tạm biệt phong cách đen tối xưa cũ để đi theo hài hước hợp thời, “êm ái” cho ví tiền hơn, tính luôn cả Shazam! năm sau. Hai là, giống như công chúa Disney luôn gặp phải “daddy issue” như Ralph 2 mỉa mai, có lẽ các siêu anh hùng DC ở trường hợp ngược lại, chịu đựng các vấn đề với mẹ. Và cuối cùng, chỉ cần mẹ ra mặt (hoặc ra tên) là giải quyết được tất cả các vấn đề.

 

 

 

 

 

 

rn
[ad_2]rn
Source link ","author":{"@type":"Person","name":"mrrploc","url":"https://gtop/author/mrrploc/"},"articleSection":["Review Phim"],"image":{"@type":"ImageObject","url":"https://gtop/wp-content/uploads/2018/12/aquaman-2018.jpg","width":759,"height":422},"publisher":{"@type":"Organization","name":"","url":"https://gtop","logo":{"@type":"ImageObject","url":""},"sameAs":["https://www.facebook.com/jegtheme/","https://twitter.com/jegtheme","#","https://youtube.com","#"]}}

Có thể bạn muốn xem