Ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam?

Ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam? Được cho là nghề "hợp thời" - nghề khách sạn tại Việt Nam ngày càng phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của số lượng lớn khách lưu trú trong và ngoài nước; mà còn tạo việc làm, đa dạng lựa chọn nghề nghiệp cho hàng triệu lao động hiện nay. Tuy nhiên, khi nói về nghề, không phải nhân sự nào, dù là quản lý cấp cao, cũng biết ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam? - đâu là khách sạn đầu tiên trong nước mở cửa đón khách?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng GTOP ngược dòng thời gian để tìm hiểu về lịch sử nghề. Bạn có biết ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam?  Ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam? Đó là người Pháp. Từ những năm 80 của thế kỷ...
Được cho là nghề "hợp thời" - nghề khách sạn tại Việt Nam ngày càng phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của số lượng lớn khách lưu trú trong và ngoài nước; mà còn tạo việc làm, đa dạng lựa chọn nghề nghiệp cho hàng triệu lao động hiện nay. Tuy nhiên, khi nói về nghề, không phải nhân sự nào, dù là quản lý cấp cao, cũng biết ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam? - đâu là khách sạn đầu tiên trong nước mở cửa đón khách?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng GTOP ngược dòng thời gian để tìm hiểu về lịch sử nghề.
ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào việt nam
Bạn có biết ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam?
 

Ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam?

Đó là người Pháp. Từ những năm 80 của thế kỷ 19, khi họ lần đầu đặt chân đến Việt Nam, chính xác là Sài Gòn - nhận thấy có một số lượng nhất định du khách tới đây tham quan và nghỉ dưỡng - khách sạn đầu tiên được xây dựng, tiếp đó là tại thủ đô Hà Nội và cố đô Huế - chính thức đưa nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam.

Đâu là khách sạn đầu tiên của Việt Nam?

Tại trang 295, cuốn "Từ điển lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Jusstin Corfield có đoạn: "Có một số lượng nhất định du khách tới thăm Sài Gòn vào thời Pháp thuộc. Họ ở khách sạn Cosmopolotan, khách sạn Continental hoặc Hôtel de I'Univers." - Đây có thể là câu trả lời cho thắc mắc "đâu là khách sạn đầu tiên của Việt Nam?" Cùng GTOP lần theo những cái tên khách sạn này, để xem, còn những mảnh ghép lịch sử nào về nghề chưa được lật mở... Khách sạn Cosmopolitan Đây vốn là một tòa nhà của Vương Đại, ông là một đại thương gia người gốc Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn thời bấy giờ có tên Maison Wang Tai. Tòa nhà này được xây dựng năm 1867, nó đồ sộ và sang trọng đến nỗi chính quyền thuộc địa Pháp lúc bấy giờ phải "mắc cỡ" vì lớn hơn cả dinh thống đốc đầu tiên - dùng làm nơi làm việc lẫn nơi ở của gia đình ông. Bên cạnh đó, một phần tòa nhà được cho người Pháp thuê để làm nơi ở và văn phòng. Năm 1874, ông cho chuyển văn phòng và gia đình ra khỏi tòa nhà và bán nó cho chính quyền 6 năm sau đó với giá 254.000 quan Pháp. Từ đó, tòa nhà Maison Wang Tai được gắn tên là khách sạn Cosmopolitan và trở thành điểm đến của những du khách giàu có mong muốn được hưởng thụ những dịch vụ ăn nghỉ tiện nghi theo đúng chuẩn châu Âu.
ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào việt nam
Khách sạn Cosmopolitan, năm 1880
 
Khách sạn Continental Đây là thành quả xây dựng của ông Pierre Cazeau nằm trên đường Đồng Khởi vào năm 1878 và được khánh thành vào năm 1880. Ông là một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà. Đến nay, khách sạn này vẫn hoạt động kinh doanh và trở thành khách sạn cổ nhất còn hoạt động cho đến ngày nay ở Sài Gòn với tiêu chuẩn 4 sao, quy mô 86 phòng nghỉ, 2 nhà hàng, 2 quầy bar và nhiều dịch vụ tiện ích khác phục vụ khách lưu trú là khách du lịch, doanh nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt, khách sạn còn vinh dự được UBND Tp.HCM trao chứng nhận "Di tích kiến trúc nghệ thuật" và được bình chọn là một trong những khách sạn doanh nhân tiêu biểu.

ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào việt nam

ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào việt nam
Khách sạn Continental Saigon ở thì hiện tại
 
Khách sạn l’Univers Khách sạn này nằm ngay trên góc hai mặt đường Vannier và đường Turc (đường Ngô Đức Kế và đường Hồ Huấn Nghiệp ngày nay), có hướng ra công trường Mê Linh - được xây dựng vào khoảng năm 1872, có 3 tầng với sự quản lý của ông Lacaze, sau là ông Olivier (bếp trưởng của Toàn quyền Đông Dương). Là một bếp trưởng nên ông Olivier đã làm cho khách sạn của mình nổi tiếng với các món ăn ngon và khiến cho rất nhiều người trầm trồ ngưỡng mộ, đến nỗi có cả câu nói "khách sạn I'Univers (Olivier) để ăn". Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp, Hôtel de I'Univers đã bị phá bỏ vào tháng 12/1921.
ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào việt nam
Khách sạn Hôtel de l’Univers, năm 1901
 
Khách sạn Laval Ở một tài liệu khác, theo tư liệu biên khảo của tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp trong bài "Sài Gòn, đường Catinat đầu thế kỷ 20" thì khách sạn đầu tiên tại Việt Nam được người Pháp xây dựng và quản lý là Hôtel Laval (hay khách sạn Fave nằm trên đường Catinat - Đồng Khởi ngày nay). Khách sạn được thiết kế bởi nhà thiết kế Élisée Fave và được xây dựng bằng bàn tay của ông Bazin, Cazaux và Salvaire vào khoảng năm 1870. Thời đó, khách sạn gồm có 3 tầng, theo cấu trúc tầng trệt là nhà ăn có cả các quạt panca trên trần nhà, hai tầng trên là các phòng, mỗi phòng đều có nước robinet và vòi sen vô cùng tiện nghi lúc bấy giờ. Và nếu "khách sạn I'Univers để ăn thì khách sạn Laval sẽ để ngủ" - trích từ một đoạn hội thoại trong cuốn "Những ký ức Trung Hoa" của Léon Caubert xuất bản năm 1891. ------------------ Tại Hà Nội, khách sạn Grand khai trương tháng 11/1885 có thể coi là khách sạn đầu tiên tại đây và Sofitel Legend Metropole Hanoi là khách sạn 5 sao được xây dựng sau đó vào năm 1901. Như vậy, cũng như khách sạn Continental không phải là khách sạn đầu tiên tại Sài Gòn, khách sạn Sofitel Legend Metropole cũng không phải là khách sạn đầu tiên tại Hà Nội. Cả hai khách sạn, nói đúng hơn, là những khách sạn cổ nhất còn hoạt động cho đến ngày nay tại Việt Nam. ----------------- Tại Huế, cùng năm 1901, Saigon - Morin (trước là khách sạn Bogaet/ Guerin Grand Hôtel/ Morin Grand Hôtel de Hue trên đường Jules - Lê Lợi ngày nay) là khách sạn đầu tiên và duy nhất thời đó, mang đậm nét kiến trúc Pháp nằm ngay giữa trung tâm TP. Đến nay, Saigon - Morin vẫn tồn tại và là sự lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế khi tới thăm vùng đất cố đô. Khách sạn hiện có sức chứa lên đến 180 phòng với các dịch vụ sang trọng bậc nhất. Đây cũng là 1 trong 3 khách sạn cổ nhất Việt Nam còn hoạt động kinh doanh cho đến ngày nay, cùng với 2 khách sạn trên đây, trải đều cho cả 3 miền của đất nước.
ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào việt nam
Saigon - Morin nằm ngay trung tâm thành phố Huế trên đường Lê Lợi
 

Kết luận chắc chắn nhất bằng những con số biết nói

Vậy, theo dòng lịch sử, câu trả lời chính xác cho câu hỏi: "Ai mang nghề kinh doanh khách sạn vào Việt Nam?" - đích thị là người Pháp và khách sạn Cosmopolitan là khách sạn đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng vào năm 1867. Tuy nhiên, điểm thú vị nằm ở chỗ, người Pháp tuy "khai sinh" nghề khách sạn cho nước ta nhưng khách sạn đầu tiên lại được xây dựng bởi một người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn. Như vậy, Vương Đại có thể gọi là "ông tổ" của nghề, bao gồm cả nghề khách sạn và nghề bất động sản - văn phòng cho thuê. Ngoài ra, một điểm thú vị không kém nữa mà nhân sự nghề khách sạn nên biết, đó là: chuỗi khách sạn đầu tiên được phát triển tại Việt Nam mang thương hiệu Morin, bao gồm các khách sạn trải dài ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như Morin Grand Hôtel de Hue (Huế), Morin Grand Hôtel de Tourane (Đà Nẵng), Morin Grand Hôtel de Quy Nhon (Bình Định), Morin Grand Hôtel de Ba Na (Đà Nẵng) và Hôtel Bach Ma (Huế). Chính việc hình thành chuỗi khách sạn Morin này đã dẫn đến hình thành các tuyến du lịch Đà Nẵng - Huế - Quy Nhơn hay các tour nối tuyến từ Hà Nội đến Sài Gòn... Để thêm phần thuyết phục, cùng GTOP điểm lại những mốc hình thành các khách sạn Việt Nam theo dòng thời gian qua bản tổng hợp sau đây:
 

STT

 
 

Năm hình thành

 
 

Tên khách sạn

 
 

STT

 
 

Năm hình thành

 
 

Tên khách sạn

 
 

1

 
 

1867

 
  Maison Wang Tai - khách sạn Cosmopolitan - nay là tòa nhà trụ sở Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh    

14

 
 

1913

 
  Hôtel de la Cascade d’Argent - là khách sạn đầu tiên tại Tam Đảo  
  2     1870     Hôtel Laval (Sài Gòn)     15     1920     Grant Hôtel de Dalat (Đà Lạt)  
 

3

 
 

1870

 
  Grand Hôtel Cap Saint Jacques - nay là khách sạn Grand - là khách sạn đầu tiên tại Vũng Tàu    

16

 
 

1920

 
  Hôtel du Parc - nay là khách sạn Du Parc, Đà Lạt  
 

4

 
 

1872

 
  Hôtel de l’Univers (Sài Gòn)    

17

 
 

1920

 
  Khách sạn Lang Bian Palace - nay là khách sạn Da Lat Palace, Đà Lạt  
 

5

 
 

1880

 
  Grand Hôtel Continental - nay là Khách sạn Continental, Sài Gòn    

18

 
 

1923

 
  Khách sạn Morin Ba Na  
 

6

 
 

1885

 
  Khách sạn Grand - nay là khu nhà 22-32 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - là khách sạn đầu tiên của Hà Nội    

19

 
 

1925

 
  Khách sạn Majestic (Sài Gòn)  
 

7

 
 

1886

 
  Hôtel Du Commerce Haiphong (Hải Phòng)    

20

 
 

1926

 
  Grand Hôtel Beau Rivage (Nha Trang)  
 

8

 
 

1900

 
  Grand Hôtel des Nations - nay là một phần vị trí Vincom A, Sài Gòn    

21

 
 

1929

 
  Grand Hôtel de Quinhon - thuộc chuỗi khách sạn Morin, Quy Nhơn  
 

9

 
 

1901

 
  Grand Hôtel Métropole Palace - nay là khách sạn Sofitel Legend Metropole, Hà Nội    

22

 
 

1929

 
  Grand Hôtel de Desanti Dalat (Đà Lạt)  
 

10

 
 

1901

 
  Khách sạn Bogaert - nay là khách sạn Sài Gòn Morin - là khách sạn đầu tiên của Huế    

23

 
 

1930

 
  Grand-Hôtel de Saigon - nay là khách sạn Grand, Sài Gòn  
 

11

 
 

1905

 
  Hôtel de France (Sài Gòn)    

24

 
 

1932

 
  Khách sạn Morin Bạch Mã - thuộc chuỗi khách sạn Morin, Thừa Thiên Huế  
 

12

 
 

1907

 
  Grand Hôtel de Desanti - sau đổi tên thành Hôtel du Lac, nay là vị trí khách sạn Hàng Không, Đà Lạt - là khách sạn đầu tiên tại Đà Lạt    

25

 
 

1940

 
  Grand Hôtel et Bar Catinat - nay là vị trí nhà hàng Viet Nam House, Sài Gòn  
 

13

 
 

1909

 
  Khách sạn Chapa - là khách sạn đầu tiên tại Sapa, Lào Cai    

26

 
 

1989

 
  Khách sạn nổi Sài Gòn - khách sạn nổi đầu tiên trên thế giới  
 

Có thể bạn muốn xem