5 suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng

5 suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng Ai cũng làm được nghề phục vụ, nghề phục vụ là một nghề thấp kém, nghề phục vụ không có tương lai,… là 3 trong số rất nhiều những suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy. Nếu vẫn còn nghi ngờ, hãy tham khảo bài viết dưới đây của GTOP để hiểu được vì sao những quan điểm này lại là sai lầm. Bạn có đang đồng tình với những suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng mà GTOP chia sẻ dưới đây? Ai cũng làm được nghề phục vụ Đúng là nghề phục vụ không kén ứng viên khi khá nhiều các nhà hàng, khách sạn sẵn sàng tuyển dụng nhân viên phục vụ chưa có kinh nghiệm hoặc không có bằng cấp vào làm việc và trực tiếp đào tạo từ đầu. Tuy nhiên,...

Ai cũng làm được nghề phục vụ, nghề phục vụ là một nghề thấp kém, nghề phục vụ không có tương lai,… là 3 trong số rất nhiều những suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy. Nếu vẫn còn nghi ngờ, hãy tham khảo bài viết dưới đây của GTOP để hiểu được vì sao những quan điểm này lại là sai lầm.

5 suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng

Bạn có đang đồng tình với những suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng mà GTOP chia sẻ dưới đây?

Ai cũng làm được nghề phục vụ

Đúng là nghề phục vụ không kén ứng viên khi khá nhiều các nhà hàng, khách sạn sẵn sàng tuyển dụng nhân viên phục vụ chưa có kinh nghiệm hoặc không có bằng cấp vào làm việc và trực tiếp đào tạo từ đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao. Một nhân viên phục vụ nhà hàng đạt chuẩn ngoài yêu cầu có sức khỏe tốt; chịu được áp lực công việc; trung thực; nhanh nhẹn;… thì còn phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn tuyển dụng cơ bản nhất như: có kỹ năng giao tiếp, ứng xử đúng mực với khách hàng; khả năng nắm bắt tâm lý khách; linh hoạt, nhạy bén trong tiếp nhận và xử lý tình huống phát sinh;… Đặc biệt, ở những nhà hàng chuyên phục vụ các món Âu hay nhà hàng trong khách sạn 4 - 5 thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài, nhân viên phục vụ phải đảm bảo thành thạo kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

5 suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng

Để đảm nhận tốt công việc được giao, nhân viên phục vụ nhà hàng phải có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc, có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong giải quyết tình huống phát sinh,...

Tìm hiểu thêm: Chưa có kinh nghiệm có làm nhân viên phục vụ nhà hàng được không?​

Phục vụ nhà hàng chỉ là công việc phục vụ khách đơn giản, không học hỏi được gì

Đúng là công việc chính của nhân viên phục vụ nhà hàng là hàng ngày thực hiện tiếp đón và phục vụ thực khách. Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ này, phục vụ nhà hàng còn phải chịu trách nhiệm làm vệ sinh đầu và cuối ca làm việc; làm vệ sinh các công cụ dụng cụ, vật dụng phục vụ khách; kiểm tra và bổ sung các công cụ dụng cụ đầy đủ trước, trong và cuối ca làm việc; hỗ trợ các bộ phận khác như bar, bếp, busboy, lễ tân, vệ sinh công cộng,… hoàn thành công việc. Ngoài ra, việc mỗi ngày tiếp xúc với nhiều đối tượng khách đến từ nhiều nơi khác nhau, tiếp nhận và xử lý nhiều tình huống phát sinh cũng giúp nhân viên phục vụ học hỏi và rèn luyện được nhiều kỹ năng nghiệp vụ quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao  như: nắm bắt tâm lý thực khách (theo vùng miền, khu vực và quốc gia); kỹ năng giao tiếp, nhất là rèn luyện ngoại ngữ; tính kiên nhẫn; độ nhạy bén, linh hoạt;…

Nghề phục vụ là một nghề thấp kém, không được xã hội tôn trọng

Đây là kiểu suy nghĩ lối mòn trong tâm tưởng của đại đa số người Việt hiện nay, thậm chí cả những ứng viên/ nhân sự trong ngành Nhà hàng – Khách sạn về công việc phục vụ. Tuy nhiên, ở những nhà hàng, khách sạn có quy mô, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tất cả mọi nhân viên đều được đào tạo nghiệp vụ bài bản, trong đó có phục vụ nhà hàng để đảm bảo luôn mang lại sự hài lòng cao nhất về chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Vậy nên, sẽ không điêu khi nói nhân viên phục vụ là “bộ mặt” của nhà hàng, có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh tồn và phát triển của nhà hàng đó; đây cũng là đội ngũ nhân sự chủ chốt, được quan tâm đầu tư đào tạo và tuyển dụng nhiều nhất hiện nay trong nội bộ ngành, thể hiện rõ qua các tin tuyển dụng nhân viên phục vụ nhà hàng trên website GTOP – website chuyên ngành việc làm Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch lớn nhất Việt Nam.

5 suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng

Cũng giống như lễ tân hay buồng phòng, phục vụ nhà hàng cũng là vị trí công việc mở đầu bắt buộc phải trải qua trước khi muốn hoàn thành mục tiêu thăng tiến trong nghề 

Nghề phục vụ khó thăng tiến, không có tương lai

Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, gần như tất cả mọi công việc, ngành nghề đều có cơ hội thăng tiến, bao gồm cả nghề phục vụ. Bằng chứng là những nhân viên phục vụ có kinh nghiệm và thâm niên làm việc, trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết, hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao thì hoàn toàn có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn không chỉ trong bộ phận mà còn trong toàn nhà hàng, khách sạn. Cụ thể, con đường thăng tiến của nhân viên phục vụ sẽ được trải qua từng vị trí công việc như sau:

5 suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng

Lộ trình thăng tiến của nghề phục vụ nhà hàng

Làm nhân viên phục vụ nhà hàng không có thu nhập cao

Theo ghi nhận của GTOP, mức lương hiện nay của nhân viên phục vụ nhà hàng dao động trong khoảng từ 3,5 – 6 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào quy mô nhà hàng – khách sạn, tính chất và khối lượng công việc cụ thể. Ngoài lương cơ bản, vị trí này còn được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng lễ tết, service charge và đặc biệt là tiền Tip của khách. Như vậy, nếu cộng tổng tất cả các khoản trên, một số nhân viên phục vụ có thể nhận được mức lương xấp xỉ 10 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, mức lương này sẽ tăng lên đáng kể nếu đảm nhận những vị trí cao hơn trong bộ phận như Captain/ Shift leader (5 - 8 triệu đồng/ tháng) – Supervisor (6 - 8 triệu đồng/ tháng) – Assistant restaurant manager (10 - 12 triệu đồng/ tháng) – Restaurant manager (13 - 17 triệu đồng/ tháng) - …

5 suy nghĩ sai lầm về nghề phục vụ nhà hàng

Không chỉ có thu nhập ổn định từ lương cơ bản, nhân viên phục vụ nhà hàng còn nhận được mức thu nhập khá cao từ các các khoản thưởng - tip...

Hy vọng những thông tin mà GTOP vừa chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về nghề phục vụ nhà hàng, loại bỏ những suy nghĩ sai lầm hiện có, góp phần ổn định tâm lý, tạo động lực để bạn “dấng thân” và theo đuổi nghề, quyết tâm đạt được mục tiêu thăng tiến trong tương lai.

Xem thêm: Làm thế nào để nhân viên phục vụ tìm được môi trường làm việc phù hợp?

​Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem