5 lời khuyên về tài chính hữu ích không phải ai cũng biết

5 lời khuyên về tài chính hữu ích không phải ai cũng biết 1. Xây dưng kế hoạch tài chính mang phong cách của riêng bạn Cố gắng làm theo ngân sách chi tiêu của người khác sẽ chỉ khiến bạn thêm căng thẳng nếu bạn đã cố hết sức nhưng vẫn không đạt được kết quả giống họ. Thay vào đó, bạn hãy xem xét và suy ngẫm xem phần nào trong những chỉ dẫn đó phù hợp với sở thích và tính cách của bạn. Ví dụ, lấy ý tưởng từ phương pháp chi tiêu theo đúng số tiền đã chia cho từng danh mục tài chính (cash envelope) như ăn uống, du lịch, quần áo… điều này có thể khiến bạn bối rối và tốn thời gian, thay vào đó, bạn có thể viết vào một cuốn sổ số tiền bạn có trong tuần, sau đó chia theo những mục bạn cần chi tiêu. Cứ như vậy, bạn có thể kiểm tra...

1. Xây dưng kế hoạch tài chính mang phong cách của riêng bạn

Cố gắng làm theo ngân sách chi tiêu của người khác sẽ chỉ khiến bạn thêm căng thẳng nếu bạn đã cố hết sức nhưng vẫn không đạt được kết quả giống họ.

Thay vào đó, bạn hãy xem xét và suy ngẫm xem phần nào trong những chỉ dẫn đó phù hợp với sở thích và tính cách của bạn. Ví dụ, lấy ý tưởng từ phương pháp chi tiêu theo đúng số tiền đã chia cho từng danh mục tài chính (cash envelope) như ăn uống, du lịch, quần áo… điều này có thể khiến bạn bối rối và tốn thời gian, thay vào đó, bạn có thể viết vào một cuốn sổ số tiền bạn có trong tuần, sau đó chia theo những mục bạn cần chi tiêu. Cứ như vậy, bạn có thể kiểm tra xem mình đã chi tiêu bao nhiêu và vào những thứ gì.

2. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Hình thành một thói quen tiết kiệm là rất quan trọng đối với bất kỳ bạn trẻ nào. Bí quyết rất đơn giản. Đề ra mức sử dụng nhất định và chỉ chi tiêu khi cần thiết. Dành 10-20% lương hàng tháng của bạn để tiết kiệm và chỉ chi 80-90% còn lại cho các chi phí thiết yếu hàng ngày. Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm từ hôm nay, số tiền đó sẽ tăng dần trong tương lai không xa.

Đối với việc chi tiêu, bạn phải phân biệt giữa "cần" và "muốn". Nếu bạn vẫn có thể sống một cách dễ dàng mà không cần một thứ nhất định nào đó trong hơn một tháng, vậy thì thứ đó là không nhất thiết phải cần.

3. Chi tiêu với quy tắc 50-20-30

Theo các chuyên gia tài chính, dù mỗi người có nhu cầu chi tiêu khác nhau nhưng nên theo một quy tắc 50-20-30. Đây là tỷ lệ của 3 khoản tiền chia ra từ thu nhập cuối cùng sau thuế của cá nhân/gia đình. Trong đó:

Khoản tiền 50% sẽ dành cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu của bạn và gia đình như tiền thuê nhà, điện nước, thực phẩm, đi lại, nhu yếu phẩm…

Khoản tiền 20% dùng để tiết kiệm, đầu tư tích luỹ cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, hưu trí, tiền ăn học cho con…

Khoản tiền 30% dành để chi tiêu cho những nhu cầu về giải trí, sở thích như xem phim, du lịch, mua sắm thiết bị điện tử như laptop, điện thoại...

4. Chọn ngân hàng gửi tiền với lợi nhuận cao

Khi quyết định đầu tư tài chính, bạn nên cân nhắc việc gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm của những ngân hàng trực tuyến để thu được lãi cao (do những ngân hàng này không có các trụ sở vật lý và thường thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm hơn các ngân hàng truyền thống). Có thể cách này không thể áp dụng với mọi danh mục tài chính mà bạn có, lời khuyên là bạn vẫn nên gửi tiền tiết kiệm có lợi nhuận cao khi quyết định đầu tư tài chính của mình. 

5. Hạn chế chi tiêu vì người khác.

Những bữa tiệc tùng cùng bạn bè, quà sinh nhật, quà tặng dịp lễ hội… có thể khiến bạn mệt mỏi vì vừa phải giữ gìn những mối quan hệ, vừa khiến bạn mất ngủ vì nguồn tài chính của mình luôn bấp bênh. Áp lực đồng trang lứa đó có lẽ ai cũng trải qua một lần, nhưng nếu bạn đã có một kế hoạch chi tiêu cụ thể, hãy cố gắng để thực hiện nó, cho dù bạn có bỏ lỡ những buổi đi ăn cùng bạn bè.  Điều này nghe có vẻ hơi ích kỷ, nhưng nó sẽ giúp bạn vơi đi chút âu lo về vấn đề tài chính. 

Có thể bạn muốn xem