4 Bước sơ cứu đúng cách khi bị bong gân, trật khớp

4 Bước sơ cứu đúng cách khi bị bong gân, trật khớp Ví như trường hợp khách lưu trú hay đồng nghiệp bị ngã dẫn đến bong gân hay trật khớp - là người duy nhất bên cạnh người bị chấn thương lúc đó, bạn sẽ giúp sơ cứu bằng cách nào? GTOP sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sơ cứu ban đầu đúng cách để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Khi bị bong gân, trật khớp cần sơ cứu thế nào? ► Những tình huống có thể đến chấn thương bong gân, trật khớp - Uốn hoặc xoay người đột ngột - Đi - chạy trên mặt đường gồ ghề - Trượt ngã tiếp đất bằng cổ tay hoặc bàn tay - Chấn thương từ các môn thể thao tiếp xúc (đá bóng) - Chơi các môn thể thao thường dùng cổ tay (bóng rổ, tennis, cầu lông)… ► Dấu hiệu nhận biết bong gân, trật...
Ví như trường hợp khách lưu trú hay đồng nghiệp bị ngã dẫn đến bong gân hay trật khớp - là người duy nhất bên cạnh người bị chấn thương lúc đó, bạn sẽ giúp sơ cứu bằng cách nào? GTOP sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sơ cứu ban đầu đúng cách để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau.

sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Khi bị bong gân, trật khớp cần sơ cứu thế nào?

► Những tình huống có thể đến chấn thương bong gân, trật khớp

- Uốn hoặc xoay người đột ngột - Đi - chạy trên mặt đường gồ ghề - Trượt ngã tiếp đất bằng cổ tay hoặc bàn tay - Chấn thương từ các môn thể thao tiếp xúc (đá bóng) - Chơi các môn thể thao thường dùng cổ tay (bóng rổ, tennis, cầu lông)…

► Dấu hiệu nhận biết bong gân, trật khớp

Bong gân là sự tổn thương dây chằng giữ khớp. Nhẹ thì tổn thương một vài bó sợi hay giãn dây chằng, nặng hơn là dây chằng bị rách một phần hoặc hoàn toàn. Bong gân thường gặp nhất ở cổ chân, cổ tay với những dấu hiệu như: - Đau nhói - Sưng nề, bầm tím - Không thể cử động được vùng khớp bị bong gân Trật khớp là chấn thương thường gặp ở đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân, bả vai với các dấu hiệu nhận biết bao gồm: - Đầu xương lệch khỏi ổ khớp - Đau dữ dội - Sờ nắn dưới da có thể cảm nhận được đầu xương

► Quy trình sơ cứu đúng cách khi bị bong gân, trật khớp

Về cơ bản thì bong gân - trật khớp là hai chấn thương tương tự nhau, cho nên sẽ áp dụng chung phương pháp sơ cứu:

sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Bước 1: Tùy vùng bị bong gân, trật khớp - bạn hãy cho nạn nhân ngồi hoặc nằm và hỗ trợ nâng chi bị chấn thương

sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Bước 2: Nhẹ nhàng chườm mát vùng chấn thương bằng túi lạnh hoặc túi đá, nhưng không quá 10 phút.

sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Bước 3: Tìm thanh gỗ, tre hoặc bìa cứng làm nẹp - đặt nẹp qua hai khớp trên và dưới vùng tổn thương - sau đó dùng băng vải, băng thun hoặc cà vạt cố định nẹp. Tuyệt đối không xoa bóp hay cố gắng nắn chi đang bị chấn thương vì thao tác sai có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.

sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Bước 4: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán chính xác hơn.

Lưu ý trong quá trình sơ cứu tránh di chuyển nạn nhân. Và khi sơ cứu người bị bong gân - tuyệt đối không dùng rượu, xoa cao, chườm nóng vào vùng bị tổn thương. ⇒ Xem chi tiết video hướng dẫn sơ cứu bong gân, trật khớp: [embed]https://www.youtube.com/watch?v=_noJXRBAanY[/embed] Việc sơ cứu ban đầu khi bị bong gân, trật khớp rất quan trọng bởi nếu không thực hiện đúng cách sẽ khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, trong tình huống khẩn cấp, bạn nên thực hiện đúng theo quy trình sơ cứu trên, đồng thời liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được ứng cứu kịp thời.

Có thể bạn muốn xem